Mỡ bụng không chỉ gây ra các phiền toái về mặc quần áo mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Loại chất béo này được gọi là mỡ nội tạng, đây là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim và nhiều bệnh lý khác. Vậy lý do gì khiến bạn gặp khó khăn trong việc giảm mỡ bụng?
Không nắm rõ nguyên nhân gây khó giảm mỡ bụng
Có 5 kiểu béo bụng, xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, mỗi kiểu đòi hỏi một phương pháp ăn kiêng và tập luyện khác nhau. Vì vậy, nếu bạn không nắm rõ tình trạng của bản thân mà chỉ chạy theo các phương pháp thịnh hành thì rất khó để giảm mỡ thừa.
Quá chú tâm vào cân nặng
Ám ảnh về cân nặng khiến bạn stress, rất khó để giảm béo và giảm mỡ thừa. Tốt nhất, bạn chỉ nên cân một lần mỗi tuần để điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện.
Tập duy nhất một bài khó giảm mỡ bụng
Để giảm mỡ bụng, bạn cần vận động nhiều nhóm cơ chứ không chỉ tập bài dành riêng cho vùng bụng. Nên có sự thay đổi trong các bài tập, vừa để tránh nhàm chán, vừa giúp giảm mỡ thừa đồng đều và hiệu quả.
Ăn kiêng sai cách
Cơ thể cần đủ các nhóm chất tinh bột, chất béo, chất xơ và chất đạm. Cắt giảm quá mức một trong các nhóm chất này sẽ khiến cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động, dẫn đến nhu cầu ăn tăng mạnh. Để giảm mỡ an toàn và hiệu quả lâu dài, bạn cần cân nhắc chế độ ăn lành mạnh, phù hợp với thể trạng.
Xem thêm:
>> Làm cách nào để giảm mỡ bụng?
>> 3 phương pháp giảm béo bụng sau sinh được chị em yêu thích nhất hiện nay
Stress
Stress là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây béo bụng và khó giảm mỡ thừa. Hàm lượng hormone căng thẳng (cortisol) cao thúc đẩy quá trình hình thành chất béo, khiến bạn khó giảm cân. Nên dành thời gian thư giãn, giải tỏa căng thẳng, vừa tốt cho sức khỏe, vừa có lợi cho số đo vòng eo.
Hàm lượng hormone androgens tăng cao
Androgens là hormone nam. Khi hàm lượng hormone nam trong cơ thể phụ nữ tăng cao, bạn có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, khó mang thai, hội chứng buồng trứng đa nang và ảnh hưởng đến cân nặng. Bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.
Nguồn: Sưu tầm